Nấm là một loại thực phẩm quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng, sau khi xăm môi chị em thường lo lắng không biết xăm môi ăn nấm được không? Vì sợ bị dị ứng hay có những biến chứng bất thường. Xem ngay bài viết để được giải đáp và trang bị thêm kinh nghiệm xây dựng chế độ dinh dưỡng sau xăm môi.
Công dụng của nấm đối với sức khỏe
Nấm là các sinh vật dị dưỡng, không thuộc nhóm động vật và cả thực vật. Chúng phát triển mạnh bằng cách chiết xuất chất dinh dưỡng từ xác động – thực vật chết và thối rữa. Trong tự nhiên, nấm rất đa dạng về màu sắc, hình dạng và tính chất.
Trên thế giới hiện có khoảng 1,5 triệu loài nấm, nhưng chỉ một số trong đó là có thể ăn được, còn lại là nấm độc. Các loại nấm ăn được quen thuộc có thể kể đến như nấm kim châm, nấm mối, nấm bào ngư, nấm tai mèo, nấm đùi gà, nấm linh chi,…
Nấm được xem là một loại thực phẩm chức năng bởi trong nấm chứa ít muối, chất béo và calo. Thành phần dinh dưỡng cơ bản của nấm gồm các chất xơ có lợi như chitin, beta-glucan cùng hợp chất chống oxy hóa. Thành phần chống oxy hóa mạnh mẽ trong nấm đó là selenium, có công dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ các mô và tế bào không bị tổn hại.
Vitamin và khoáng chất trong nấm
Hàm lượng các vitamin nhóm B như B2, B9, B1, B5 và B3 trong nấm cực kỳ cao. Trong đó vitamin B2 rất có lợi trong việc tạo các tế bào hồng cầu, B3 tốt cho hệ tiêu hóa và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Vitamin B5 thì rất tốt cho hệ thần kinh, giúp cơ thể tạo được lượng hormone cần thiết.
Ngoài ra, nấm cũng là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào cho người ăn chay. Đây sẽ là một sản phẩm thay thế cực kỳ tốt cho người ăn chay khi không thể uống các loại sữa có nguồn gốc động vật.
Bên cạnh đó, các khoáng chất vi lượng trong nấm cũng rất dồi dào, bao gồm selen, kali, đồng, sắt, phốt pho,…
Trong đó, đồng có tác dụng thúc đẩy quá trình tạo hồng huyết cầu, giúp oxy được vận chuyển đến khắp các bộ phận trong cơ thể. Kali là khoáng chất quan trọng đối với tim mạch, cơ bắp và hệ thần kinh.
Choline có trong nấm cũng được chứng minh rằng có khả năng đem lại giấc ngủ ngon, tốt cho sự vận động cơ bắp, trí nhớ. Đồng thời duy trì cấu trúc của màng tế bào, dẫn truyền xung thần kinh, hấp thụ chất béo có lợi và giảm viêm mãn tính.
Xăm môi ăn nấm được không?
Nấm quả là một thực phẩm “diệu kỳ” mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, với đầy đủ các nhóm vitamin, khoáng chất nhờ sự hấp thu chất dinh dưỡng từ xác thực vật. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Xăm môi ăn nấm được không?” sẽ là có. Sau khi xăm môi, bạn có thể thoải mái ăn nấm mà không phải lo đến các vấn đề dị ứng hay biến chứng.
Tuy nhiên, không nên ăn những loại nấm lạ, có màu sắc sặc sỡ sẽ dẫn đến nhiễm độc, nguy hiểm đến tính mạng. Nấm để lâu sẽ dễ lên mốc nên chú ý chọn nấm tươi. Đặc biệt, chỉ nên ăn nấm với tần suất vừa phải, không nên ăn quá nhiều sẽ khiến khó tiêu, nhiều người có cơ địa dị ứng nấm còn tiêu chảy, buồn nôn.
Ngoài nấm, xăm môi nên ăn gì?
Mặc dù phương pháp xăm môi rất an toàn, không đau đớn và không mất thời gian nghỉ dưỡng. Thế nhưng, chế độ dinh dưỡng sau khi xăm môi rất được quan tâm, bằng chứng là chị em luôn thắc mắc “Xăm môi có ăn nấm được không?” và vô số những câu hỏi với các loại thực phẩm khác. Ngoài nấm, bạn sẽ cần bổ sung cho cơ thể các nhóm thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, dứa, cà chua, cà rốt cùng các loại trái cây, củ quả tươi.
- Bổ sung các thực phẩm làm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai,…
- Ngoài ra, nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể mỗi ngày để quá trình lưu thông máu đến môi được tốt hơn.
Nên kiêng gì sau khi xăm môi?
Ngoài việc quan tâm đến xăm môi ăn nấm được không và các vấn đề thắc mắc khác, bạn nên chú ý kiêng cữ một số nhóm thực phẩm sau:
Nhóm thực phẩm như gà, vịt, bò, rau muống, đồ nếp, hải sản luôn là những thứ cần phải tránh sau khi xăm môi. Bởi chúng có thể làm bạn bị dị ứng, ngứa ngáy, gây ra sẹo lồi hay lên màu loang lổ, không đều.
Nhóm các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hay cà phê. Các món này sẽ làm máu loãng, ngăn chặn quá trình lưu thông các tế bào hồng huyết cầu đem oxy tới môi. Kết quả là môi lên không đều màu, loang lổ hoặc chấm chí không lên màu.
Ngoài ra cũng không nên ăn đồ ăn cay nóng sẽ vô tình làm nóng, rát môi.
Đồng thời, tránh để nước vướng vào môi ít nhất 5 – 7 ngày khi môi chưa bong hoàn toàn. Không sờ hay cạy lớp môi bong vì rất dễ gây chảy máu, nhiễm trùng. Bạn cũng không nên thoa son màu mà chỉ nên dùng son dưỡng vì thời gian này môi đang cực kỳ nhạy cảm.
Với đầy đủ các thông tin về nấm được Phun Xăm Chuyên Nghiệp chia sẻ trên đây, bạn đã có câu trả lời cho vấn đề xăm môi ăn nấm được không rồi đúng không? Hãy thoải mái ăn nấm một cách điều độ trong các bữa ăn hằng ngày, kết hợp bổ sung nước, vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng, rút ngắn thời gian bình phục môi nhé!
Xem thêm bài viết liên quan:
Bình luận website