Cấy môi sinh học là gì? Cấy môi sinh học giá bao nhiêu? Có khác gì so với xăm môi thông thường không? Cùng tìm hiểu về phương pháp làm đẹp giúp có được đôi môi tự nhiên đẹp và cuốn hút trong bài viết dưới đây của Phun Xăm Chuyên Nghiệp nhé!
Cấy môi sinh học là gì?
Cấy môi sinh học thực chất là phương pháp cấy tinh chất tạo màu vào môi giúp môi có màu sắc tươi tắn như ý muốn. Kỹ thuật này sẽ làm trẻ hóa đôi môi thâm, xỉn màu của bạn nhờ cung cấp dưỡng chất tế bào gốc kết hợp kỹ thuật phủ bóng collagen.
Các chuyên viên sẽ tiêm các dưỡng chất và chất tạo màu vào môi qua các thiết bị phun xăm chuyên dụng. Tùy theo sắc tố tự nhiên của mỗi người mà chuyên gia sẽ tư vấn và điều chỉnh màu sắc phù hợp trước khi tác động vào lớp biểu bì, giúp vùng môi trở nên hồng hào và căng mọng.
Ưu nhược điểm của cấy môi sinh học
Mặc dù chỉ mới nổi lên gần đây, tuy nhiên phương pháp làm đẹp cấy môi sinh học lại được số đông chị em đón nhận. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về ưu, nhược điểm của hình thức này chưa? Mời bạn cùng xem qua nội dung phân tích dưới đây:
*Ưu điểm:
- Thời gian thực hiện nhanh, chỉ khoảng 40 – 60 phút.
- Thời gian hồi phục nhanh, lên màu đẹp do sử dụng mực thiên nhiên lành tính.
- Thời gian giữ màu lâu từ 5 – 6 năm.
- Môi trở nên căng bóng, mịn màng nhờ được cấp tinh chất collagen.
- Kỹ thuật sử dụng đầu kim Nano có kích thước siêu nhỏ, giảm thiểu tối đa tình trạng đau rát, sưng tấy, viêm nhiễm.
*Nhược điểm:
- Dễ thất bại vì đòi hỏi tay nghề chuyên gia phải cao.
- Chi phí cao hơn so với các phương pháp làm đẹp môi khác.
- Dễ dị ứng, một số trường hợp hy hữu còn gặp tình trạng mất cảm giác môi.
Cấy môi sinh học có tốt không?
Nếu so sánh với phương pháp xăm môi truyền thống thì cấy môi sinh học thực sự mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Chỉ hơn 30 phút thực hiện bạn sẽ sở hữu được đôi môi căng mọng, hồng hào, khiến khuôn mặt trở nên rạng rỡ và tràn đầy sức sống. Kỹ thuật này còn có bảng màu đa dạng với màu sắc tươi trẻ, chị em sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn.
Khi thực hiện phương pháp cấy môi sinh học, thời gian hồi phục môi bị tổn thương cùng sẽ được rút ngắn lại, môi bong vảy nhanh và lên màu chuẩn hơn. Ngay cả khi bạn có cơ địa xấu như môi thâm, môi tái thì phương pháp này vẫn đem lại hiệu quả rõ rệt ngay từ lần thực hiện đầu tiên.
Ngoài ra kỹ thuật cấy môi sinh học còn được đánh giá là an toàn hơn so với kỹ thuật phun xăm bởi người thực hiện phải là những chuyên gia có tay nghề cao, vì thế thao tác thực hiện cũng ít rủi ro và chuyên nghiệp hơn.
Cấy môi sinh học giá bao nhiêu?
Cấy môi sinh học không chỉ đưa màu vào môi mà còn đưa thêm dưỡng chất collagen vào tạo ra độ mềm mại và giúp màu môi tự nhiên hơn. Do vậy, giá cấy môi sinh học sẽ cao hơn phun xăm truyền thống. Mức giá giao động từ 1 đến 2 triệu đồng với dịch vụ cấy thông thường. Đối với những dịch vụ cao cấp hơn thì giá sẽ từ 2 đến 3 triệu đồng.
Kỹ thuật cấy môi sinh học thường có mức giá cao hơn so với kỹ thuật phun xăm, điêu khắc bởi quy trình thực hiện chuyên nghiệp từ những chuyên gia hàng đầu. Nếu bạn kết hợp kỹ thuật này với những dịch vụ phục hồi cao cấp thì mức giá có thể lên đến hàng chục triệu đồng.
Nên phun môi hay cấy môi sinh học?
Nhiều chị em cảm thấy băn khoăn khi không biết nên lựa chọn phun môi hay cấy môi sinh học. Cả hai phương pháp này đều cùng mục đích là giúp đôi môi của bạn trở nên tươi tắn, căng mọng. Tuy nhiên 2 kỹ thuật trên vẫn có sự khác biệt, bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây trước khi đưa ra quyết định cho mình:
Phun môi | Cấy môi sinh học | |
Quy trình thực hiện | Dùng đầu kim nhỏ đưa mực xăm vào sâu trong lớp biểu bì (0.03mm), tổn thương nhiều. | Dung đầu kim nhỏ tác động lên lớp thượng bì của môi, ít tổn thương. |
Thời gian hồi phục | Cần ít nhất 7 ngày để môi bong hết hoặc lâu hơn tùy vào cơ địa, kiêng cử nhiều. | Thời gian hồi phục chỉ từ 3 – 5 ngày là có thể sinh hoạt bình thường. |
Độ bền màu mực | Duy trì khoảng 2 – 3 năm tùy vào cơ địa và cách chăm sóc | Duy trì khoảng 5 – 6 năm tùy vào cơ địa và cách chăm sóc |
Chi phí thực hiện | Từ 1 – 2 triệu tùy dịch vụ, công nghệ phun xăm | Từ 3 – 5 triệu đồng tùy vào công nghệ bạn lựa chọn. |
Nhìn chung thì phun môi hay cấy môi sinh học đều mang đến cho bạn một đôi môi hồng hào tự nhiên và gợi cảm. Nếu bạn có khả năng tài chính thì nên chọn hình thức cấy môi sinh học bởi đây là kỹ thuật hiện đại hàng đầu hiện nay, giảm tối đa tổn thương môi trong quá trình thực hiện. Trường hợp bạn muốn làm đẹp môi ở mức cơ bản thì hình thức phun xăm vẫn hoàn toàn đáp ứng được với mức chi phí hợp lý.
Một số câu hỏi liên quan tới cấy môi sinh học
Bên cạnh câu hỏi cấy môi sinh học là gì còn rất nhiều thắc mắc khác xoay quanh chủ đề này. Để giúp bạn hiểu hơn về phương pháp làm đẹp này, chúng tôi sẽ giải đáp thêm 2 thắc mắc sau đây:
Sau khi cấy môi sinh học bị bầm có sao không?
Hiện tượng môi bị bầm sau khi cấy môi sinh học tương đối phổ biến, đặc biệt thường xảy ra ở những người có vùng da nhạy cảm. Để giải quyết tình trạng này, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn chăm sóc môi của của kỹ thuật viên là môi sẽ trở lại bình thường sau 3 đến 4 tuần.
Một số trường khác bị bầm khác là do môi bị tụ máu trong quá trình phun xăm. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể do kỹ thuật của chuyên viên chưa tốt nên làm vỡ mạch máu trên môi. Cách xử lý tốt nhất là bạn nên theo dõi mức độ bầm của môi và tới ngay bệnh viện khám nếu tình trạng trở nặng.
Môi bị sưng sau khi cấy có vấn đề gì không?
Câu trả lời là không, vì sưng là một phản ứng tự nhiên khi môi chịu tác động của đầu kim và ngoại lực từ bên ngoài. Thời gian sưng thường chỉ kéo dài 1 ngày nếu chuyên viên thực hiện có kỹ thuật tốt và làm nhẹ nhàng. Trong trường hợp sưng tấy kéo dài, bạn cần tới cơ sở thực hiện cấy môi để được tư vấn và xử lý.
Cấy môi sinh học có đau không?
Quá trình cấy môi sinh học có thể gây ra cảm giác đau, khó chịu nhất định, tùy thuộc vào cơ địa và ngưỡng đau của mỗi người. Tuy nhiên, các quy trình cấy môi sinh học thường được thực hiện sau khi thuốc tê đã phát huy tác dụng, nhằm giảm đau và làm cho quá trình thoải mái hơn.
Trước khi tiến hành cấy môi sinh học, kỹ thuật viên sẽ sử dụng thuốc tê để tê tại chỗ khu vực môi trước khi bắt đầu quá trình cấy. Thuốc tê giúp làm vùng da cấy sinh học không cảm thấy đau và dễ dàng thực hiện hơn. Ngoài ra, trong một số trường hợp, các loại thuốc giảm đau có thể được sử dụng để giảm đau sau quá trình cấy.
Tuy nhiên, mỗi người có thể có cảm nhận đau khác nhau. Một số người có thể cảm thấy khó chịu, nhức hoặc đau nhẹ sau khi quá trình cấy môi sinh học kết thúc. Cảm giác đau có thể kéo dài trong một vài giờ đầu sau quá trình, nhưng thường sẽ giảm dần và tự lành sau một thời gian ngắn. Vì vậy mà bạn đừng nên quá lo lắng về hiện tượng này.
Môi sau khi cấy màu có bị sưng không?
Sau quá trình cấy màu môi, có thể sẽ xảy ra sưng nhẹ trong vài ngày đầu, thường là khoảng 3 ngày. Hiện tượng này thường là một phản ứng tự nhiên của cơ thể sau khi trải qua quá trình cấy màu. Sưng có thể do việc tiếp xúc của kim và chất màu trong quá trình cấy.
Tuy nhiên, mức độ sưng sau cấy màu môi thường là nhẹ và sẽ giảm dần theo thời gian. Trong vòng vài ngày sau quá trình cấy, sưng thường sẽ giảm dần và môi sẽ trở lại bình thường.
Bên cạnh đó, để giảm sưng sau cấy màu môi và tăng tốc quá trình lành, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc sau cấy môi, như:
- Đặt băng giữ lạnh: Đặt một miếng băng hoặc túi đá lạnh lên khu vực môi cấy trong vòng 10-15 phút để giảm sưng và giảm đau.
- Uống nước đủ: Uống đủ nước để giữ cho cơ thể bạn được cân bằng và giúp quá trình hồi phục môi nhanh chóng.
- Tránh chất kích thích: Tránh tiếp xúc với chất kích thích như hóa chất, mỹ phẩm hoặc thức ăn có thể gây kích ứng và làm tăng sự sưng.
- Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau cấy: Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên phụ trách về cách chăm sóc môi sau cấy màu, bao gồm việc rửa sạch và bôi kem chăm sóc đúng cách.
Nếu tình trạng sưng môi không giảm đi sau vài ngày hoặc đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng khác, bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc kỹ thuật viên để được tư vấn và kiểm tra lại.
Những màu môi nào đang hot?
Xu hướng màu môi hot thay đổi theo thời gian và thị hiếu của mỗi mùa. Tuy nhiên, dưới đây là một số màu môi đang được xem là hot và phổ biến trong thời gian gần đây:
- Màu nude: Màu nude tự nhiên là tông màu gần với màu tự nhiên của môi, tạo ra vẻ đẹp tự nhiên và khá dễ phối màu.
- Màu hồng đất (terracotta): Màu hồng đất là một xu hướng phổ biến, mang đến vẻ đẹp ấm áp và tự nhiên. Màu sắc này thường có sắc đỏ nhẹ hoặc sắc cam hơi nâu, tạo ra vẻ ngoài mềm mại và đáng yêu.
- Màu cam đất (burnt orange): Màu cam đất là một màu sắc nổi bật và độc đáo. Nó thường có sắc cam nổi bật với tông nâu đất, tạo ra một diện mạo cá tính và sành điệu.
- Màu hồng đậm (berry): Màu hồng đậm hay còn được gọi là màu berry là một lựa chọn thời thượng và quyến rũ. Có nhiều tông màu berry như đỏ raspberry, đỏ anh đào hay màu hồng mận, tạo ra sự tươi tắn và phong cách.
- Màu đỏ: Màu đỏ luôn được coi là một biểu tượng của sự sang trọng và quyền lực. Màu đỏ tươi sáng và màu đỏ gạch đều được yêu thích trong việc tạo ra một vẻ ngoài tự tin và nổi bật.
- Màu đỏ rượu (wine): Màu đỏ rượu hay màu nâu đỏ là một lựa chọn ấm áp và quyến rũ. Nó tạo ra một vẻ đẹp mạnh mẽ và lôi cuốn, đặc biệt thích hợp cho các dịp quan trọng.
- Màu đỏ cam (Coral red): Màu sắc này kết hợp giữa sắc đỏ và sắc cam, tạo ra một màu sắc tươi mới và nổi bật.
- Màu hồng cam (Coral pink): Một tông hồng nhẹ nhàng với sắc cam, mang đến sự tươi sáng và tươi mới cho môi.
- Màu cam đào (Peachy orange): Màu cam đào là một tông cam nhẹ, mang lại sự nữ tính và ấm áp.
- Màu đỏ Ruby (Ruby red): Màu đỏ Ruby có màu sắc sáng và mạnh mẽ, đem đến cho bạn sự quyến rũ và đặc biệt.
- Màu xí muội (Plum): Màu xí muội có sắc tím đỏ đậm, giúp bạn sở hữu vẻ đằm thắm và cổ điển.
- Màu hồng nude (Nude pink): Màu hồng nude là một tông hồng tự nhiên, tinh tế và thanh lịch.
Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn biết cấy môi sinh học là gì. Phương pháp làm đẹp này chắc chắn sẽ giúp bạn có được đôi môi căng bóng, mềm mại và quyến rũ. Nhưng bạn cần chú ý tìm cơ sở làm đẹp uy tín để hạn chế những rủi ro ngoài ý muốn có thể xảy ra.
Bình luận website