Xăm môi có được ăn rau mồng tơi không là vấn đề được khá nhiều người quan tâm bởi chế độ ăn uống, kiêng khem sau thẩm mỹ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sau khi xăm môi, bạn có thể thoải mái ăn ra mồng tơi bởi loại rau này chứa nhiều nước, chất xơ, giàu vitamin A, C, sắt, protein tốt cho sức khỏe trong quá trình hồi phục môi sau xăm.
Xăm môi có được ăn rau mồng tơi không?
Câu trả lời cho câu hỏi xăm môi có được ăn rau mồng tơi không đó là CÓ, bởi đây là loại rau lành tính, có tính mát, nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Khi bổ sung vào thực đơn hàng ngày có thể giúp tăng sức đề kháng, giảm viêm sưng và đặc biệt là hỗ trợ rút ngắn thời gian hồi phục môi sau xăm hiệu quả.
Sở dĩ có nhiều người băn khoăn về vấn đề kiêng khem sau khi xăm môi đó là vì bản chất của kỹ thuật này đó là sử dụng dụng cụ phun xăm chuyên dụng để tạo nên những vết thương siêu nhỏ trên thượng. Đồng thời đưa mực xăm vào đó để tạo màu cho môi.
Chính vì vậy, sau khi xăm môi, bạn cần phải có chế độ ăn uống phù hợp và chỉ lựa chọn các loại thực phẩm lành tính để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, chẳng hạn như mồng tơi.
Thành phần dinh dưỡng có trong rau mồng tơi
Như đã đề cập, rau mồng tơi có thể được dùng cho người mới xăm môi xong bởi loại rau này khá lành tính và đặc biệt là rất giàu dưỡng chất. Cùng tìm hiểu xem các dưỡng chất có rau rau mồng tơi đem lại những lợi ích gì cơ cơ thể trong việc hồi phục vết thương và lên màu môi chuẩn trong nội dung tiếp theo nhé!
Vitamin A
Trong rau mồng tơi có chứa hàm lượng vitamin A dồi dào, theo thống kê, trong 1 chén canh mồng tơi nấu chín khoảng 44g thì có chứa đến khoảng 25,52 mcg vitamin A. Đây là một tỷ lệ khá đáng kể giúp cho mồng tơi phát huy nhiều công dụng hơn cho sức khỏe trong việc hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo tế bào.
Bổ sung rau mồng tơi có chứa vitamin A hằng ngày hoặc 2 đến bữa mỗi tuần sẽ giúp các mô bề mặt trên da, ruột, phôi, bàng quang đều được duy trì khỏe mạnh. Bên cạnh đó còn có thể chống nhiễm trùng và tăng cường khả năng thị lực cho người mắt kém.
Vì vậy mà việc ăn rau mồng tơi sau khi xăm môi không những không bị cấm mà còn rất được khuyên dùng để hỗ trợ quá trình hồi phục môi diễn ra nhanh hơn.
Vitamin C
Bạn có biết, tỷ lệ vitamin C có trong rau mồng tơi còn nhiều hơn cả rau chân vịt? Theo tính toán, hàm lượng trong 100g rau mồng tơi có chứa đến 102 mg vitamin C. Đây là một dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của hệ cơ xương, mạch máu và hỗ trợ thúc đẩy hồi phục vết thương hiệu quả.
Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp cơ thể tăng cường hấp thụ chất sắt, hỗ trợ rất lớn trong việc giúp môi lên màu nhanh và chuẩn hơn.
Đối với làn da, vitamin C có trong rau mồng tơi còn có thể ngăn ngừa cháy nắng và đẩy lùi các dấu hiệu của lão hóa một cách mạnh mẽ nhất.
Chất chống oxy hóa
Trong rau mồng tơi cũng chứa hàm lượng các hoạt chất chống oxy hóa khá dồi dào, chẳng hạn như ß-carotene, lutein hay zeaxanthin,… đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào và ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ hình thành các gốc tự do. Từ đó, giảm tình trạng trạng tái thâm môi, khô ráp, bong tróc da môi hiệu quả.
Khoáng chất sắt, kali, canxi
Các loại khoáng chất này chủ yếu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tuần hoàn máu, ổn định lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp và có thể cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể.
Nhờ đó có thể giúp vết thương sau khi xăm môi nhanh chóng hồi phục hơn, bên cạnh đó còn hỗ trợ môi lên màu chuẩn, đều hơn mà không bị loang lổ hay tái thâm
Những món ăn thơm ngon từ rau mồng tơi
Rau mồng tơi khá quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình, loại rau này có thể được chế biến thành món canh hoặc món xào và ngon hơn khi kết hợp cùng một số loại thực phẩm, gia vị khác như mướp, thịt heo nạc, tỏi, hành,…
Cùng tham khảo 2 món ngon với rau mồng tơi mà bạn có thể lựa chọn để làm phong phú hơn cho thực đơn hằng ngày của mình.
Canh rau mồng tơi
Trong các bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam luôn có 1 món mặn, 1 món xào và 1 món canh. Canh rau mồng tơi chính là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn nếu bạn đang cần một chế độ ăn kiêng sau khi phun xăm môi.
Canh rau mồng tơi có thể được nấu cùng mướp hoặc thịt heo bằm nhuyễn để tăng độ ngọt tự nhiên. Nếu không thích, bạn có thể chỉ sử dụng mỗi rau mồng tơi nấu với nước theo một tỷ lệ nhất định để có được một món canh đơn giản và thanh đạm.
Một số gia đình có thể lựa chọn kết hợp rau mồng tơi với một số loại thực phẩm khác như thịt bò hoặc hải sản. Tuy nhiên, sau khi xăm môi, bạn không nên ăn thịt bò hay hải sản, vì vậy, chỉ nên ưu tiên lựa chọn cách nấu đơn giản, thanh đạm nhất có thể mà thôi bạn nhé!
Sau đây là công thức nấu canh mồng tơi với mướp đơn giản mà bạn có thể dễ dàng thực hiện chỉ với một vài bước:
- Bước 1: Lựa chọn những lá mồng tơi tươi, không bị dập nát hay sâu bệnh, rửa sạch, để ráo nước. Bên cạnh đó là 1 quả mướp còn non, không nên chọn mướp quá già sẽ có hạt to và xơ mướp cứng không thể ăn được.
- Bước 2: Dùng một chiếc bào mỏng để bào sạch lớp vỏ xanh bên ngoài của mướp, sau đó thì rửa sạch để không còn lớp nhựa bên ngoài nữa.
- Bước 3: Nắm rau mồng tơi thành một bó rồi dùng dao cắt thành 2 – 3 khúc vừa ăn, đồng thời cắt mướp thành từng miếng nhỏ.
- Bước 4: Nấu nước sôi, cho mướp vào trước rồi cho tiếp rau mồng tơi vào, nêm nếm với muối và một chút bột nêm đến khi vừa ăn là được.
- Bước 5: Tắt bếp, đồng thời cho thêm một chút đầu hành lá cắt khúc và tiêu để làm dậy mùi hương.
Mồng tơi xào tỏi
Rau mồng tơi xào tỏi cũng được khá nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn cho các bữa ăn nhờ hương vị đặc trưng và mùi thơm của tỏi kích thích vị giác.
Cách thực hiện món ăn này cũng khá đơn giản, sau đây là một số bước cơ bản:
- Bước 1: Lựa chọn rau mồng tơi tươi ngon, không dập nát, không sâu bệnh và rửa sạch với nhiều nước rồi để ráo.
- Bước 2: Lột vỏ tỏi, bào mỏng hoặc băm nhuyễn.
- Bước 3: Đặt chảo lên bếp lửa đến khi nóng đều thì cho dầu vào rồi tiếp đến là tỏi, đảo đều tay cho dậy mùi thơm thì mới cho rau mồng tơi vào đảo nhanh tay.
- Bước 4: Nêm nếm cùng một chút bột nêm, muối, tiêu để có được hương vị phù hợp nhất.
- Bước 5: Tắt bếp, đồng thời cho đầu hành vào đảo thêm một vài lần nữa thì cho ra đĩa để thưởng thức.
Với món này, bạn có thể lựa chọn mướp hoặc cắt thịt thành từng lát mỏng để xào chung, nhằm tăng thêm hương vị cho món ăn.
Một số lưu ý khi ăn rau mồng tơi sau xăm môi
Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi xăm môi có được ăn rau mồng tơi không đó là có nhưng không phải ai cũng phù hợp với món ăn này, cùng tìm hiểu nhé!
Những đối tượng không phù hợp để ăn mồng tơi
- Nếu bạn đang có bệnh sỏi thận thì không nên lựa chọn rau mồng tơi trong thực đơn của của mình bởi thành phần purin khi đi vào cơ thể chuyển hóa thành axit uric và có thể làm tăng nồng độ axit oxalate trong nước tiểu – nguyên nhân chính gây nên sỏi thận.
- Người mới lấy cao răng: Axit oxalic có trong rau mồng tơi khi hòa tan trong nước có thể tăng thêm các mảng bám trên răng, vì vậy, tốt nhất là bạn nên cách khoảng 1 đến 2 tuần sau khi lấy cao răng thì mới nên ăn rau mồng tơi.
- Người đang gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa: Rau mồng tơi có tính mát, tán nhiệt, giúp thải độc, chữa táo bón nên không phù hợp cho những ai đang bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa.
Nên ăn bao nhiêu rau mồng tơi bao nhiêu một ngày?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng rau mồng tơi mà bạn nên ăn mỗi ngày chỉ nên dao động từ 100 đến 150g để cung cấp lượng dưỡng chất vừa đủ cho cơ thể. Đồng thời hạn chế tình trạng dung nạp quá nhiều axit oxalic – hợp chất có thể cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể và làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Một số đại kỵ mà bạn không thể bỏ qua khi ăn rau mồng tơi
- Không nên ăn rau mồng tơi không được nấu chín.
- Không ăn rau mồng tơi kết hợp với thịt bò vì có thể vô tình ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ táo bón.
- Không ăn rau mồng tơi để qua đêm vì có thể làm tăng hàm lượng nitrat, chất này sẽ chuyển hóa thành nitrit, nếu tích tụ lâu ngày sẽ trở thành ung thư.
Xăm môi nên ăn rau gì ngoài mồng tơi?
Bên cạnh câu hỏi xăm môi có được ăn rau mồng tơi không thì chắc hẳn nhiều người cũng băn khoăn không biết sau khi xăm môi nên ăn loại rau nào để hỗ trợ thúc đẩy môi nhanh hồi phục và lên màu chuẩn hơn.
Bạn nên lựa chọn các loại rau giàu vitamin A, vitamin C, giàu chất xơ, chẳng hạn như: súp lơ xanh, súp lơ trắng, cải thìa, rau mùi tây, rau bina, cà rốt, khoai lang, bí ngô, ớt chuông, cà chua,…
Vậy, câu trả lời cho câu hỏi Xăm môi có được ăn rau mồng tơi không đó là có. Loại rau này không chỉ được phép ăn sau khi xăm môi mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể như vitamin A, C, sắt, kali, magie, canxi,… Các dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy môi hồi phục nhanh và lên màu chuẩn. Phun xăm chuyên nghiệp chúc bạn sớm có được đôi môi tươi tắn, căng mọng với màu sắc như ý!
Xem thêm bài viết liên quan
Bình luận website