Xăm môi có được ăn bún không được khá nhiều chị em quan tâm, bởi đây là một món ăn có thể kết hợp đa dạng mang lại hương vị khó cưỡng, nhưng không ít người lo lắng ăn bún gây ảnh hưởng hiệu quả lên màu của môi. Nếu bạn cũng đang có thắc mắc này và muốn giải đáp hãy cùng Phun xăm chuyên nghiệp theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé!

Xăm môi có được ăn bún không?

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực phun xăm thẩm mỹ sau khi xăm môi bạn có thể ăn bún bình thường. Vì bún là loại thực phẩm được làm ra từ bột gạo với hình dạng, kích thước khác nhau tùy vào mục đích sử dụng cụ thể. Hiện nay, bạn có thể tìm thấy trên thị trường có hai loại bún phổ biến là bún tươi và bún khô.

Tuy nhiên, hương vị của bún không quá độc đáo, nên người Việt Nam thường kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo nên các món bún hấp dẫn, thơm ngon. Nếu chị em mới xăm môi nên cân nhắc chọn các món bún được ăn cùng thực phẩm tốt cho vết thương, không gây sẹo hoặc thâm sạm cho môi sau hồi phục.

Trong đó, một số thực phẩm bạn cần tránh để không gây ảnh hưởng đến hiệu quả xăm môi như: thịt bò, hải sản, thịt vịt, nước tương, rau muống,… Vì khi ăn những loại thực phẩm này bạn sẽ dễ gây nên tình trạng hình thành sẹo lồi, mưng mủ, nổi mụn nước hoặc thậm chí chảy máu, thâm sạm nghiêm trọng.

Sau xăm môi bạn có thể ăn bún bình thường khi kết hợp với các thực phẩm thích hợp

Sau xăm môi bạn có thể ăn bún bình thường khi kết hợp với các thực phẩm thích hợp

Những món bún cần kiêng sau phun xăm môi

Sau khi đã giải đáp xong xăm môi có được ăn bún không, bạn cần nắm rõ những món bún cần kiêng sau khi phun xăm môi nhằm hạn chế các rủi ro không mong muốn. Cụ thể:

Bún bò

Đối với ẩm thực Việt Nam thì bún bò là một món ăn không còn quá xa lạ, được biết đến với hương vị đặc trưng khiến bất kỳ ai cũng yêu thích ngay lần đầu thưởng thức. Tuy nhiên, trong món bún ngon miệng này lại chứa thành phần thịt bò và được ăn kèm với rau muống, nên những người mới xăm môi không nên ăn để tránh tình trạng môi xỉn màu, hình thành sẹo trong thời gian hồi phục.

Bún măng vịt

Trong món bún măng vịt có chứa thịt vịt là một loại gia cầm dễ làm cho vết thương xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và sẹo loang lổ. Nếu bạn ăn bún măng vịt sau khi xăm môi sẽ gây nên nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, cũng như tạo cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho chị em khi xuất hiện lớp mài môi.

Cần tránh ăn bún măng vịt sau khi xăm môi

Cần tránh ăn bún măng vịt sau khi xăm môi

Bún thái

Bún Thái là một món bún hải sản có chứa rất nhiều các nguyên liệu như: tôm, nghêu, mực, thịt bò,.. đây là những loại thực phẩm gây nên tình trạng sưng tấy, biến chứng xấu cho môi sau xăm. Đồng thời, món bún Thái còn được ăn kèm rau muống dễ gây sẹo lồi cho vết thương hở. Nếu bạn vẫn muốn ăn bún Thái thì có thể chọn bún Thái chay để thay thế những nguyên liệu ăn kèm.

Bún mắm

Mặc dù được biết đến với hương vị và cách chế biến khác nhau, nhưng bún mắm cũng dùng các nguyên liệu hải sản, cùng với mắm nấu lên hương vị đặc trưng. Tuy nhiên, nếu bạn mới xăm môi và ăn bún mắm sẽ dễ gây nên ảnh hưởng không mong muốn cho quá trình hồi phục, cũng như hiệu quả lên màu môi.

Không nên ăn bún mắm sau khi xăm môi

Không nên ăn bún mắm sau khi xăm môi

Món bún ăn bình thường sau khi xăm môi

Bên cạnh một số món bún cần tránh sau khi thực hiện quá trình xăm môi làm đẹp, bạn vẫn có thể cân nhắc chọn các món bún không gây ảnh hưởng đến việc hồi phục da môi. Cụ thể:

Bún mọc

Trong bún mọc sử dụng nguyên liệu chính là các viên mọc được làm từ thịt heo và cá thác lác, kết hợp cùng phần nước dùng nấu ra từ xương heo, đùi gà tạo nên hương vị ngọt tự nhiên khi thưởng thức. Nếu bạn phân vân xăm môi có được ăn bún không thì đây sẽ là lựa chọn giúp bạn thỏa cơn thèm các món chế biến từ bún.

Ngoài nguyên liệu chính là bún và mọc thì trong món ăn này bạn còn được ăn kèm thịt giò heo, xương heo, chả cá,… Tuy nhiên, chị em không nên ăn cùng rau muống trụng hoặc sống bởi có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm đẹp của môi.

Bạn nên ăn bún mọc sau khi xăm môi

Bạn nên ăn bún mọc sau khi xăm môi

Bún thịt nướng

Bún thịt nướng là một món ăn được chế biến với nguyên liệu thịt heo, không hề gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương sau xăm môi. Do đó, với những “tín đồ” yêu thích bún thịt nướng thì sau khi xăm môi bạn vẫn có thể thoải mái thưởng thức món ăn này mà không cần lo lắng môi gặp biến chứng, hoặc tác động không mong muốn.

Bún giò heo

Với món bún giò heo bạn có thể thoải mái thưởng thức mà không cần lo lắng sẽ tác động không tốt đến hiệu quả lên màu môi sau làm đẹp. Vì trong món ăn này không chứa các thực phẩm cần kiêng khem sau khi xăm môi, có thể dễ dàng thấy bún giò heo được nấu từ phần xương và giò heo, nên hàm lượng Collagen cao hơn bình thường.

Do đó, khi bạn ăn bún giò heo sau xăm môi không chỉ không gây biến chứng xấu cho sức khỏe mà còn giúp cho vùng da môi lên màu nhanh chóng, hồi phục nhanh hơn do hàm lượng Collagen được cung cấp khá dồi dào.

Lựa chọn ăn bún giò heo sau xăm môi tốt cho quá trình hồi phục

Lựa chọn ăn bún giò heo sau xăm môi tốt cho quá trình hồi phục

Cần kiêng một số loại bún bao lâu?

Đối với những loại bún cần kiêng sau khi xăm môi bạn nên kiêng khem trong thời gian từ 1 – 2 tháng, bởi thời gian này môi đã hồi phục và lành hoàn toàn, bạn không cần lo lắng những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng sức khỏe. Bên cạnh đó, tùy vào cơ địa của mỗi người và cách chăm sóc cụ thể mà hiệu quả hồi phục, lên màu sau xăm môi sẽ khác nhau.

Nên bạn hãy luôn theo dõi các dấu hiệu hồi phục của môi sau làm đẹp và thăm khám, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn thưởng thức các món bún ăn kèm với thực phần cần kiêng khem.

Những thắc mắc về việc ăn bún sau xăm môi

Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc xăm môi có được ăn bún không, bạn cần nắm một số câu hỏi dưới đây. Cụ thể:

Một số câu hỏi liên quan đến việc ăn bún sau khi xăm môi

Một số câu hỏi liên quan đến việc ăn bún sau khi xăm môi

Sau xăm môi ăn bún riêu được không?

Dựa trên thành phần để làm nên món bún riêu thì những chị em sau xăm môi không nên ăn món ăn này. Bạn có thể tìm thấy giò heo, tôm khô, cua xay, trứng gà, mắm tôm,… trong món bún nước này và đây là những thực phẩm cần tránh để không gây tình trạng sưng môi, hoặc hình thành sẹo thâm sau làm đẹp.

Chị em nên kiêng ăn bún riêu sau khi xăm môi từ 1 – 2 tháng và cho đến khi màu môi lên đều, không còn vết thương thì có thể ăn lại bình thường. Ngoài ra, bún riêu còn là một món bún nước nên nếu mới xăm môi xong và ăn sẽ dễ khiến thức ăn tiếp xúc với vùng vết thương chưa lành hoàn toàn, gây nên những ảnh hưởng xấu.

Sau xăm môi không nên ăn bún riêu

Sau xăm môi không nên ăn bún riêu

Xăm môi xong ăn bún chả được không?

Trong món bún chả Hà Nội được sử dụng các nguyên liệu chính như: bún, thịt heo, rau sống, đu đủ xanh và các loại gia vị khác. Nếu dựa trên những thực phẩm cần kiêng khem sau khi xăm môi thì bạn có thể ăn bún chả sau khi thực hiện quá trình làm đẹp ở vùng da môi. Tuy nhiên, trong quá trình ăn bạn nên cẩn thận để không gây tiếp xúc thực phẩm với vết thương của môi quá nhiều.

Một số lưu ý cần biết khi ăn bún sau xăm môi

Ngoài việc nắm rõ xăm môi có được ăn bún không, bạn cần biết một số lưu ý nhất định để quá trình ăn bún không gây ảnh hưởng sức khỏe, cũng như thẩm mỹ làm đẹp. Cụ thể:

  • Bạn nên trần bún qua nước sôi để không bị lạnh bụng và gây vấn đề về tiêu hóa.
  • Với những bạn đang trong thời kỳ mang thai nên hạn chế ăn bún, vì trong bún có tính chua và dễ chứa chất bảo quản ảnh hưởng sức khỏe.
Phụ nữ mang thai không nên ăn bún bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

Phụ nữ mang thai không nên ăn bún bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

  • Bạn nên hạn chế sử dụng các loại sốt chấm như: tương ớt, mắm tôm, mắm nêm, nước tương,… vì có thể làm tăng nguy cơ làm cho môi sau xăm màu bị sưng tấy, nhiễm trùng.
  • Tuyệt đối không ăn kèm bún với các loại thực phẩm như: thịt gà, thịt bò, rau muống,..

Qua bài viết trên mong rằng bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc xăm môi có được ăn bún không, cũng như nắm rõ một số món bún cần kiêng và có thể dùng trong quá trình hồi phục vùng da môi của mình.

Xem thêm bài viết liên quan