Bí đỏ chứa hàm lượng cao vitamin, khoáng chất và chất xơ. Các món ăn chế biến từ bí đỏ có lợi cho sức khỏe, giúp làm đẹp da và chống oxy hóa. Vậy xăm môi ăn bí đỏ được không và nên chế biến bí đỏ như thế nào để tốt cho môi. Đừng bỏ qua bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu về công dụng khi ăn bí đỏ sau xăm môi nha!

Xăm môi ăn bí đỏ được không?

Theo chuyên gia, bí đỏ là rau củ nên bổ sung vào thực đơn sau khi xăm môi để cung cấp các dưỡng chất tự nhiên giúp thúc đẩy quá trình tái tạo và làm lành da. Bí đỏ cực kỳ giàu vitamin A, B6, C, E, chất xơ, sắt, kali, beta-carotene… giúp cấp ẩm, kháng viêm, chống oxy hóa và rút ngắn thời gian phục hồi các tế bào tổn thương.

Sau khi xăm môi nên ăn các món chế biến từ bí đỏ

Sau khi xăm môi nên ăn các món chế biến từ bí đỏ

Có thể thấy, các thành phần dưỡng chất trong bí đỏ hoàn toàn lành tính cho môi sau khi phun xăm. Do đó, chị em có thể yên tâm việc xăm môi ăn bí đỏ được không. Bí đỏ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ quá trình nghỉ dưỡng, chăm sóc xăm môi mau lành.

Công dụng làm đẹp môi khi ăn bí đỏ

Bí đỏ được biết đến là loại rau củ ăn nhiều rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tốt cho hệ tiêu hóa và làm đẹp da. Sau khi xăm môi, ăn bí đỏ giúp mang đến những công dụng tuyệt vời như sau:

Bảo vệ môi, chống tăng sắc tố

Trong thành phần dinh dưỡng, bí đỏ chứa hàm lượng cao chất beta-carotene và vitamin C. Đây là các chất chống oxy hóa có công dụng bảo vệ da trước tác động của tia UV và các gốc tự do khiến vết thương bị tăng sắc tố. Vì vậy, ăn bí đỏ giúp ngăn ngừa thâm môi, khô sạm và giảm ảnh hưởng tới quá trình lên màu xăm tự nhiên.

Kháng viêm, giảm sưng

Ăn bí đỏ có công dụng kháng viêm, giảm sưng môi nhờ vào thành phần giàu vitamin E, beta-carotene và chất xơ dồi dào. Với công dụng này, sau xăm môi có thể tránh được các vấn đề nhiễm trùng, viêm ngứa vết thương do tác động của phun xăm. Từ đó giúp phun môi nhanh chóng phục hồi và lên màu chuẩn.

Ăn bí đỏ giúp kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng môi

Ăn bí đỏ giúp kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng môi

Làm hồng môi tươi tắn, mềm mại

Bí đỏ chứa hàm lượng cao vitamin E và các khoáng chất giúp dưỡng hồng, làm mềm môi. Đặc biệt, bí đỏ còn chứa nhiều nước, giúp ngăn chặn tình trạng khô, nứt nẻ môi trong quá trình bong vảy. Ăn bí đỏ thường xuyên sẽ mang đến đôi môi tươi tắn, căng mọng.

Thúc đẩy làm lành môi xăm 

Công dụng khi ăn bí đỏ còn giúp thúc đẩy làm lành môi, tái tạo da. Các vitamin A, C và chất chống oxy hóa trong bí đỏ có khả năng kích thích da sản sinh collagen, hỗ trợ quá trình lên màu môi chuẩn đẹp, tự nhiên. Đặc biệt, ăn bí đỏ còn hạn chế được nguy cơ gây sẹo.

Bí đỏ có nhiều công dụng làm đẹp da

Bí đỏ có nhiều công dụng làm đẹp da

Các món ăn chế biến từ bí đỏ tốt cho môi xăm

Có thể thấy, bí đỏ có nhiều công dụng làm đẹp da, nên bạn hoàn toàn an tâm thưởng và không phải lo lắng “Xăm môi ăn bí đỏ được không?”. Các món ăn nấu từ bí đỏ vô cùng đa dạng với các kiểu chế biến từ xào, luộc, hấp, nấu canh, hầm súp, nấu cháo… Bí đỏ sau khi nấu chín rất mềm, dễ ăn nên không gây khó khăn cho người vừa xăm môi. Bạn có thể tham khảo gợi ý một số món ăn chế biến từ bí đỏ giàu dinh dưỡng, tốt cho môi xăm dưới đây.

  • Cháo bí đỏ: Món cháo mềm, lỏng và dễ tiêu hóa cho người xăm môi. Chị em có thể nấu cháo bí đỏ với thịt bằm, tổ yến, xương heo…
  • Súp bí đỏ: Món ăn này béo ngậy, thơm ngon được nhiều người yêu thích. Súp bí đỏ có cách chế biến đơn giản, chỉ cần nấu chín bí đỏ, xay nhuyễn và nêm nếm gia vị đã có thể thưởng thức ngon miệng.
  • Chè bí đỏ: Món chè bí đỏ mát lạnh, ngọt thanh vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giúp làm dịu cảm giác sưng môi sau khi phun xăm.
  • Canh hầm bí đỏ: Bữa cơm hằng ngày không thể thiếu các món canh, canh hầm bí đỏ là gợi ý món ăn nên ăn cho người xăm môi. Canh hầm bí đỏ được nấu với xương heo hoặc thịt bằm giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Món canh bí đỏ thịt bằm được nhiều người yêu thích

Món canh bí đỏ thịt bằm được nhiều người yêu thích

Những thực phẩm nên ăn sau khi xăm môi

Sau khi đã giải đáp xăm môi ăn bí đỏ được không, bạn cần nắm rõ về danh sách các thực phẩm nên ăn sau xăm môi. Chế độ ăn uống cho người xăm môi nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và protein cần thiết cho quá trình phục hồi da. Dưới đây là một số thực phẩm sau khi xăm môi nên ăn.

Trái cây, rau củ

Rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp môi lên màu đẹp, giảm viêm sưng, ngăn ngừa thâm sạm và bảo vệ da. Nên ăn các loại rau củ quả cung cấp vitamin A, C, E, beta-carotene như cam, bưởi, cà rốt, cà chua, đu đủ, dứa, kiwi, súp lơ xanh, rau bina…

Các loại đậu, ngũ cốc

Các loại đậu, ngũ cốc là những thực phẩm được đánh giá cao về lợi ích mang lại cho cơ thể. Chúng chứa hàm lượng cao chất dinh dưỡng tự nhiên giúp hỗ trợ quá trình làm đẹp da, kích thích da non tái tạo và mau làm lành. Bạn có thể sử dụng các loại đậu, ngũ cốc để nấu chè, nấu cháo, làm sinh tố, sữa hạt…

Các loại hạt đậu, ngũ cốc nên ăn sau khi xăm môi

Các loại hạt đậu, ngũ cốc nên ăn sau khi xăm môi

Thịt nạc

Sau khi xăm môi, bạn cần chú ý ăn đầy đủ chất dinh dưỡng , đặc biệt là protein có nhiều trong các loại thịt nạc như thịt heo, thịt bò, ức gà… Protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể để đảm bảo các hoạt động tái tạo da, phục hồi vết thương diễn ra nhanh chóng.

Các thực phẩm chế biến từ sữa

Các thực phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, phô mai… chứa nhiều protein, vitamin A, D và B12 giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa tăng sắc tố da. Do đó, nên bổ sung những thực phẩm chế biến từ sữa để giúp môi xăm mau lành.

Các thực phẩm chế biến từ sữa cung cấp nhiều vitamin, chất chống oxy hóa

Các thực phẩm chế biến từ sữa cung cấp nhiều vitamin, chất chống oxy hóa

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho “Xăm môi ăn bí đỏ được không?” Có thể thấy, chế độ ăn uống, kiêng khem sau khi xăm môi có ảnh hưởng tới quá trình phục hồi và lên màu của môi. Do đó, bạn phải chú ý hơn về việc ăn uống, chăm sóc môi sau khi xăm để tránh những nguy cơ ảnh hưởng quá trình lên màu môi sau phun xăm.