Có khá nhiều chị em gặp phải các biến chứng và trong đó có tình trạng phun môi bị tụ máu bầm. Khi gặp phải trình trạng này chúng ta nên làm gì? Cùng Phun Xăm Chuyên Nghiệp tìm hiểu nhé!
Phun môi bị tụ máu bầm có nguy hiểm không?
Phun môi bị tụ máu bầm không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó lại mất đi vẻ thẩm mỹ của đôi môi. Điều này làm cho khuôn mặt trong giai đoạn sau phun môi trở nên “mất điểm” và khiến bạn mất sự tự tin khi giao tiếp trong cuộc sống.
Tình trạng môi bị tụ máu bầm sẽ kéo dài trong khoảng từ 3 đến 4 ngày. Sau thời gian này, tình trạng bầm môi sẽ giảm dần và thay thế vào đó là đôi môi bình thường trở lại. Để đảm bảo đôi môi phục hồi nhanh chóng và an toàn, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống và chăm sóc đúng cách.
Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, khả năng lên màu sau khi bong sẽ không chuẩn. Do đó, để đảm bảo cho quá trình phun môi sau khi bị tụ máu bầm an toàn nhất, bạn nên thực hiện đúng như lời của chuyên gia phun xăm hướng dẫn.
Phun môi bị tụ máu bầm – cảnh báo biến chứng thẩm mỹ
Phun môi là một trong những công nghệ được nhiều chị em lựa chọn hiện nay khi giúp môi tươi tắn, tự nhiên. Mặc dù độ bền của phương pháp này khá cao, có khi lên tới 4-5 năm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phun môi, thiết bị sẽ gây nên những tổn thương nhỏ. Và đây cũng chính là “đầu mối” của các tình trạng bất thường sau khi thực hiện.
Trong đó, phun môi bị bầm tím và tụ máu bầm là một hiện tượng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Biểu hiện cụ thể là viền môi có dấu hiệu thâm đen, tím tái dị thường. Tình trạng này thường xuất hiện trong những ngày đầu sau phun môi. Để tìm được cách khắc phục phù hợp, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đâu.
– Do tay nghề của chuyên viên trong quá trình thực hiện: lực tay đi kim quá mạnh, không kiểm soát được tốc độ máy lẫn lực kim tác động xuống da dẫn tới da bị tổn thương sâu. Điều này dẫn đến hiện tượng chảy máu, làm cho máu tích tụ lâu, không thể lưu thông và gây bầm.
– Mực phun kém chất lượng: mực có nguồn gốc ở những nơi không đảm bảo chất lượng, bị pha tạp nhiều hóa chất. Khi đó da môi khó thấm màu mực, làm chất môi bị biến đổi theo.
– Cơ địa của khách hàng: nếu cơ địa khách hàng máu loãng, thì khi đi kim sẽ ra nhiều nước mô, khiến mực khó bám màu. Vì thế kĩ thuật viên sẽ phải mất nhiều thời gian đi kim tại một vị trí, nên dễ dẫn tới hiện tượng phun môi bị tụ máu bầm.
– Do môi của người thực hiện thâm nhiều: với cơ địa môi thâm thì chuyên viên viên cũng phải xử lý cẩn thận nên mất nhiều thời gian, việc phun đi phun lại tại một vị trí, dễ dẫn đến tổn thương sâu nên môi sẽ bị tụ máu bầm.
Cách làm tan máu bầm sau phun môi
Phun môi bị tụ máu bầm không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến bạn không tự tin và cảm thấy khó chịu. Vậy thì hãy làm theo các cách dưới đây để làm tan máu bầm, cho môi tươi tắn hơn.
Dùng thuốc tan bầm
Thuốc tan bầm là các loại thuốc chứa thành phần Cephalexin, Acyclovir… giúp giảm sưng, giảm đau và hỗ trợ quá trình tái tạo da môi. Bạn có thể mua thuốc này tại các cửa hàng dược phẩm hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia thẩm mỹ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tay trước khi dùng thuốc bôi lên môi.
- Sử dụng một lượng nhỏ thuốc và thoa nhẹ nhàng lên vùng bị bầm sau phun môi. Tránh chà xát tay quá mạnh lên môi để không làm tổn thương vùng da đang bị tụ máu.
Chườm đá giúp tan bầm
Chườm đá là một cách hiệu quả để giúp làm giảm sưng và tình trạng bầm tím môi sau phun. Việc tiếp xúc với đá lạnh sẽ làm co mạch máu, giảm việc máu bầm ra nhiều hơn.
Cách thực hiện:
- Cho một ít đá lạnh vào một khăn mỏng hoặc túi đá.
- Đặt khăn hoặc túi đá lên vùng bầm tím trong khoảng 10-15 phút.
- Lặp lại quy trình này mỗi 2-3 giờ trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi phun môi.
Thăm khám tại địa chỉ uy tín
Nếu tình trạng bầm tím môi không giảm đi sau một thời gian mà càng viêm nhiễm, sưng to hơn, bạn tìm đến cơ sở y tế hoặc các chuyên gia thẩm mỹ để thăm khám. Bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ đánh giá tình trạng môi của bạn và đưa ra liệu pháp điều trị hoặc hướng dẫn cách xử lý phù hợp.
Những dấu hiệu sau khi phun môi cần lưu ý để điều trị kịp thời
Sau khi phun môi, việc quan sát và nhận biết các dấu hiệu không bình thường là rất quan trọng để có thể điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu quan trọng sau phun môi bạn cần chú ý:
- Sưng quá mức: Môi sưng to quá mức thông thường, có thể đi kèm đau và căng da. Đây có thể là dấu hiệu viêm nhiễm hoặc phản ứng dị ứng.
- Máu bầm không giảm đi: Vết thương đen hơn sau một thời gian dài có thể là sự tồn tại của máu bầm hoặc vết thương không được điều trị đúng cách.
- Đau rát nhiều hơn: Những cơn đau và rát nhiều hơn mỗi ngày chứng tỏ môi đang có dấu hiệu viêm nhiễm và có mủ. Nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng hoặc tổn thương trong quá trình phun môi.
- Dấu hiệu dị ứng hoặc phản ứng quá mức: Sưng, ngứa, đỏ hoặc các triệu chứng dị ứng khác xuất hiện sau quá trình phun môi.
Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trên sau quá trình phun môi, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế ngay lập tức để được hướng dẫn và điều trị đúng cách, kịp thời.
Cách ngừa phun môi bị tụ máu bầm
Tình trạng phun môi bị tụ máu bầm mặc dù không quá nguy hiểm. Nhưng để không mất thời gian chăm sóc và ảnh hưởng tới kết quả màu môi sau khi phun, khi đưa ra quyết định làm đẹp, chúng tôi khuyên bạn nên kỹ lưỡng trong bước tìm kiếm và lựa chọn cơ sở phun xăm uy tín. Đây chính là cách hạn chế được những rủi ro và những lỗi không mong muốn trong quá trình phun xăm.
Nơi bạn nên lựa chọn sẽ cần đáp ứng là địa chỉ làm đẹp có cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị phun xăm tân tiến, sử dụng chất liệu mực phun chiết xuất tự nhiên và sở hữu đội ngũ chuyên viên tay nghề cao. Có như vậy công cuộc làm đẹp của bạn mới có kết quả tốt và an toàn.
Cùng với đó, sau khi phun môi, bạn cũng cần lên cho mình một chế độ chăm sóc thật khoa học. Hãy để quá trình bong môi xảy ra tự nhiên, tránh tác động nhiều đến môi, đồng thời bổ sung thật nhiều dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng.
Phun môi bị tụ máu bầm là một tình trạng có khá nhiều chị em gặp phải sau khi làm đẹp. Tuy không gây nhiều nguy hiểm những nó sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Phun xăm chuyên nghiệp hy vọng với những chia sẻ của bài viết, bạn sẽ biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này. Cảm ơn đã quan tâm và theo dõi bài viết!
Bài viết liên quan:
Bình luận website