Các chị em thường quan tâm đến những món nên và không nên ăn sau khi phun xăm thẩm mỹ. Một số thực phẩm mà bạn cần hạn chế ăn như thịt bò, đồ nếp, rau muống,… Bên cạnh đó, nhiều người cũng thắc mắc sau khi xăm môi có ăn được cua đồng không? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ câu hỏi này và gợi ý cho bạn các món nên ăn và nên tránh sau khi phun xăm.

Cua đồng là gì? Giá trị dinh dưỡng trong cua đồng

Cua đồng là loại thực phẩm thân quen của người Việt, đặc biệt là với những người dân ở vùng nông thôn. Đây là một loại cua nước ngọt, sinh sống chủ yếu ở ruộng lúa, kênh rạch, ao hồ,… nên thường được gọi với tên dân dã là cua đồng. Loại cua này nhỏ hơn cua biển, toàn thân phủ màu nâu vàng, phần mai có màu vàng sẫm.

Cua đồng thường sống tại bờ ruộng hoặc kênh rạch

Cua đồng thường sống tại bờ ruộng hoặc kênh rạch

Cua đồng có hàm lượng dinh dưỡng cao. Thông thường, 100g cua đồng cung cấp khoảng 89g calo cùng 5,040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt,… Trong thịt cua cũng có chứa những thành phần rất quan trọng trong bữa ăn hàng ngày như chất đạm, chất béo, vitamin,… Ngoài ra, cua đồng còn chứa nhiều loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể như liquid, glucid, muối khoáng, đặc biệt là các loại axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được.

Nhờ giá trị dinh dưỡng cao, cua đồng không chỉ dùng để chế biến thành các món ăn ngon mà còn trở thành vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh như mất ngủ, đầy bụng, kém ăn,… Loại cua này có chứa hàm lượng canxi cao nên còn được sử dụng để trị còi xương ở trẻ nhỏ và loãng xương cho người già. Bên cạnh đó, thịt cua có tính hàn nên cũng có thể dùng để giải nhiệt trong ngày hè nóng bức.

Cua đồng là một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Cua đồng là một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Mặc dù là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng cua đồng cần phải sử dụng đúng thì mới có thể phát huy tác dụng. Bạn không nên dùng nước cua sống hoặc ăn gỏi cua vì có thể mắc một số bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, phụ nữ có thai, người huyết áp cao hoặc mới khỏi ốm cũng cần hạn chế ăn cua đồng.

Sau khi xăm môi có được ăn cua đồng không?

Nếu bạn đang băn khoăn sau khi xăm môi có ăn được cua đồng không thì câu trả lời là không. Để đôi môi được hồi phục tốt nhất, bạn nên kiêng ăn cua khoảng 7 ngày đến 1 tháng tùy theo tình trạng da và cơ địa. Thời điểm thích hợp để ăn cua sau khi phun xăm là khi môi đã bong vảy và ổn định.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, những người có cơ địa tốt, không bị dị ứng có thể ăn cua sau phun với một lượng vừa đủ. Vậy những người có cơ địa nhạy cảm thì sau khi phun môi kiêng ăn cua đồng trong bao lâu? Bạn nên tránh ăn cho đến khi môi đã hồi phục hoàn toàn và lên màu chuẩn đẹp.

Xăm môi có ăn được cua đồng không là thắc mắc của nhiều chị em sau khi phun xăm

Xăm môi có ăn được cua đồng không là thắc mắc của nhiều chị em sau khi phun xăm

Những điều cần lưu ý khi ăn cua đồng sau khi xăm môi

Để giải đáp thắc mắc sau khi phun môi lỡ ăn cua đồng rồi có sao không, bạn hãy đọc phần thông tin dưới đây:

  • Cua đồng có vị mặn, tính hàn nên không phù hợp với những người có cơ thể hay bị lạnh hoặc đang bị các bệnh về đường hô hấp như ho, cảm cúm,… để tránh gây hại cho sức khỏe.
  • Khi ăn cua đồng, bạn không nên sử dụng loại nước chấm quá mặn hoặc quá cay vì việc này sẽ khiến cho đôi môi dễ bị phồng rộp hoặc ảnh hưởng đến màu mực trên môi.
  • Nếu đã từng bị dị ứng với cua, bạn không nên ăn món này sau khi phun xăm. Lý do là bởi bạn có thể cảm thấy khó chịu, thậm chí nổi mề đay khắp người nếu ăn quá nhiều.
  • Bạn nên ăn cua đồng cùng gừng hoặc lá tía tô. Các loại gia vị này sẽ giúp giảm bớt tính hàn của cua khi tiêu thụ vào cơ thể.
  • Gạch cua đồng chứa nhiều cholesterol và purines. Do đó, những người có bệnh tim mạch và bệnh gút nên hạn chế ăn loại cua này.
Ăn cua đồng cùng với gừng và tía tô có thể làm giảm tính hàn trong thịt cua

Ăn cua đồng cùng với gừng và tía tô có thể làm giảm tính hàn trong thịt cua

Những thực phẩm nên ăn và không nên ăn sau khi xăm môi

Ngoài quan tâm xăm môi có ăn được cua đồng không, các chị em cần có chế độ ăn uống đúng cách để giúp đôi môi lành lại nhanh chóng và màu mực lên chuẩn hơn. Dưới đây là một số món nên và không nên ăn sau khi phun xăm thẩm mỹ:

Sau khi xăm môi nên ăn gì?

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bạn nên bổ sung nhiều sau khi phun xăm để giúp môi nhanh lành thực phẩm chứa các vitamin và khoáng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe. Sau khi xăm môi, bạn nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại thực phẩm để vết thương chóng lành và kích thích quá trình tái tạo da mới. Dưới đây là một số món ăn mà bạn có thể tham khảo:

  • Hoa quả: Một số loại trái cây như cam, dứa, cà chua,… không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có các hoạt chất kháng viêm, giảm sưng sau phun.
  • Rau củ: Sau khi xăm môi, các chị em nên ăn nhiều loại rau xanh để rút ngắn thời gian hồi phục của môi và giúp môi lên màu chuẩn nhất.
  • Các loại hạt: Bạn cũng nên bổ sung các loại hạt dinh dưỡng trong thực đơn của mình để tăng cường hệ miễn dịch sau khi xăm môi.
Các loại rau củ, trái cây nên ăn sau quá trình xăm môi để bổ sung chất dinh dưỡng

Các loại rau củ, trái cây nên ăn sau quá trình xăm môi để bổ sung chất dinh dưỡng

Bổ sung nước cho cơ thể

Bên cạnh đồ ăn, bạn cũng cần uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng môi bị khô căng, nứt nẻ. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể bổ sung nước thông qua các loại thực phẩm dưới đây:

  • Sữa tươi: Đây là thực phẩm thường được sử dụng để tiếp nước và bổ sung năng lượng cho cơ thể trong những ngày đầu sau khi phun xăm. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng ống hút để tránh môi tiếp xúc trực tiếp với nước.
  • Nước ép trái cây: Nước ép chứa nhiều vitamin và dưỡng chất sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại vẻ căng bóng, mềm mịn cho đôi môi.
Sữa tươi cung cấp các chất dinh dưỡng giúp đôi môi không bị nứt nẻ, khô căng sau khi phun xăm

Sữa tươi cung cấp các chất dinh dưỡng giúp đôi môi không bị nứt nẻ, khô căng sau khi phun xăm

Sau khi xăm môi nên kiêng ăn gì?

Sau khi phun xăm, bạn nên kiêng cữ một số món ăn để hạn chế tình trạng sưng môi và tránh nguy cơ hình thành sẹo. Các loại thực phẩm có thể kể đến như:

  • Bạn nên kiêng các loại hải sản như tôm, cá, cua, mực,… trong vòng 1 tháng. Nguyên nhân là bởi những thực phẩm này có thể gây ra tình trạng dị ứng và nổi mụn trên môi.
  • Trứng, đồ nếp là các loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ sưng môi. Do vậy, sau khi phun xăm, bạn nên hạn chế ăn để môi phục hồi nhanh chóng.
  • Rau muống có chứa nhiều folate – hoạt chất ảnh hưởng xấu tới vết thương hở và màu mực trên môi. Bạn không nên ăn loại rau này cho tới khi đôi môi ổn định.
  • Các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, cà phê hoặc thuốc lá không chỉ tổn hại tới sức khỏe mà còn khiến cho đôi môi bị sưng phù hoặc thậm chí là viêm nhiễm. Do đó, bạn cần tránh sử dụng các thực phẩm này sau khi xăm môi.
Sau khi xăm môi không nên ăn trứng vì có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của môi

Sau khi xăm môi không nên ăn trứng vì có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của môi

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi xăm môi có ăn được cua đồng không và những gợi ý về chế độ ăn uống chăm sóc môi sau khi phun. Phun xăm chuyên nghiệp hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với các chị em đang có nhu cầu làm đẹp.

Xem thêm bài viết liên quan: