Khi phun môi cần sử dụng nhiều loại kim khác nhau tương ứng với màu mực và trường hợp cụ thể để sử dụng. Nếu bạn đang học hỏi và tìm hiểu về vấn đề này thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về kỹ thuật phun môi 7 kim, cùng các loại kim chuyên dụng nhất nhé.
Khái niệm phun môi 7 kim là gì?
Với nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng của phái đẹp, cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ xăm thẩm mỹ hiện nay, đã giúp khắc phục hiệu quả những thiếu sót của kỹ thuật xăm môi cũ, tạo nên những bờ môi căng mọng, tươi tắn cho chị em.
Cũng vì vậy mà các loại dụng cụ sử dụng trong phun môi cũng rất đa dạng và dùng trong nhiều mục đích, công đoạn khác nhau. Trong đó, kim phun môi có rất nhiều loại, kích thước khác nhau từ ngắn, dài, tròn, dẹp và lớn, nhỏ khác nhau.
Một trong số các loại kim phun xăm phổ biến đó chính là kim phun 7F hay còn gọi là dụng cụ phun môi 7 kim. Chúng ta có thể hiểu đây là loại có 7 đầu kim không gỉ và có kích thước cực kỳ nhỏ, bén được xếp thành hàng ngang dạng dẹp lớn. Dụng cụ này được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật phun môi ngày nay.

Khi nào phun môi 7 kim ?
Mỗi loại kim xăm được sử dụng trong quá trình phun môi đều mang lại những hiệu quả phun xăm khác nhau. Vì vậy, trong ngành phun xăm các loại kim được sử dụng rất đa dạng. Đối với đầu kim nhỏ, mảnh dài thì sẽ hạn chế những thương tổn cho môi, đồng thời tăng độ bám màu nhanh, mang đến màu sắc tự nhiên cho môi, hạn chế những cơn đau, di chứng sau khi thẩm mỹ.
Đồng thời sử dụng các loại kim mảnh, nhỏ như kim 7 sẽ giúp đảm bảo sự an toàn cho khách hàng hơn, hạn chế tình trạng khi thợ phun xăm không chuyên nghiệp có thể khiến môi bị xâm lấn, biến chứng hoặc mang lại hiệu quả không như mong đợi.
Với cấu tạo đặc trưng về chiều dài, độ mảnh cao, nhỏ của từng đầu kim 7F mang đến hiệu quả giảm đau, bám màu nhanh và đều đặn, giúp tăng khả năng lên màu tự nhiên nhất cho đôi môi. Ngoài ra, phun môi 7 kim cũng hạn chế cơ đau nhức, đẩy nhanh quá trình phun xăm và hạn chế tối đa xâm lấn. Chính vì vậy hiện nay, loại dụng cụ này được sử dụng nhiều trong kỹ thuật đánh bóng, định hình phần dáng môi rất nhiều.

Những loại kim phun môi chuyên dụng hiện nay
Trong kỹ thuật phun môi tùy vào mỗi điểm vị trí khác nhau của môi yêu cầu thợ phun xăm phải thực hiện những kỹ thuật khác nhau phù hợp, điều này giúp đảm bảo môi được đều màu, lên màu tự nhiên, căng mọng và mềm mịn, cũng như hạn chế đau nhức khi thực hiện. Bên cạnh đó, khi dáng môi có khuyết điểm việc sử dụng các loại kim chuyên dụng để định hình cũng rất cần thiết.
Với những yêu cầu đó các loại kim phun môi xuất hiện rất nhiều và đa dạng, trong đó có cả kim 7F. Để nắm rõ và hiểu hơn những loại kim xăm môi chuyên dụng thì dưới đây sẽ là thông tin bạn không nên bỏ lỡ.

Loại kim phun môi 1RL, 3RL và 5RL
Khi bắt đầu quá trình phun xăm môi thì việc đi nét có vai trò quan trọng giúp định hình môi và phong cách phun xăm. Chính vì vậy các loại kim 1RL, 2RL được sử dụng trong quá trình này. Còn kim 3RL được sử dụng trong quá trình đánh bóng môi.
Đặc điểm chung của các loại kim này đều có phần chân kim nhỏ, mảnh và ít, nhờ đó mang đến đường phun sắc nét, nhỏ nên thường dùng để đi khung, giúp định hình dáng môi cụ thể. Kích thước đường kính của kim có thể lựa chọn đa dạng từ: 0.25mm, 0.35mm và 0,3mm.
Loại kim 3F, 5F và 7F
Còn những dòng kim phun môi 3F, 5F và 7F thường được dùng trong quá trình đánh bóng môi. Do đó cấu tạo của dụng cụ này gồm nhiều mũi kim xếp thành dạng chụm tròn hoặc nằm ngang, đầu kim có đặc điểm nhỏ, mảnh, và khá bén giúp mang đến hiệu quả bám màu môi, hạn chế xâm lấn, gây tổn thương, biến chứng đau nhức cho môi trong và sau khi thực hiện phun môi.

Các loại kim dùng trong quá trình phun môi đều có thiết kế khép kín, nên có thể dễ dàng vệ sinh, vô trùng tiện lợi và an toàn cho khách hàng. Thành phần của kim cũng được lựa chọn loại thép không gỉ, chất lượng cao giúp an toàn khi xâm lấn da và tăng thời gian sử dụng.
Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về kỹ thuật phun môi 7 kim, đặc điểm của loại kim này và khi cần sử dụng. Đồng thời là các loại kim được sử dụng phổ biến trong quá trình phun xăm thẩm mỹ môi. Từ đó, có được lựa chọn thích hợp trong quá trình đào tạo, làm nghề của mình thêm hiệu quả và dễ dàng hơn.
Bình luận