Việc nắm được các loại kim xăm và công dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm đẹp cho khách hàng. Đồng thời đây cũng là bước cơ bản để các chuyên viên có thể thực hiện quy trình phun xăm an toàn, chất lượng nhất. Để có thêm thông tin bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Kim xăm là gì?
Kim xăm được hiểu đơn giản là dụng cụ sử dụng chuyên biệt trong quá trình phun xăm thẩm mỹ, thường được thiết kế và sản xuất từ nhôm nguyên chất hoặc thép không gỉ nhằm đảm bảo độ bền, cũng như an toàn với sức khỏe người dùng.
Để thực hiện quá trình phun xăm chân mày, môi hoặc mí các kỹ thuật viên sẽ gắn kim phun xăm vào máy để tác động nhẹ nhàng vào biểu bì môi và đưa mực vào bên trong nhẹ nhàng, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng.
Có thể hiểu, hình dáng của kim phun xăm giống kim khâu thông thường, nhưng kết cấu sẽ có sự khác biệt để thích hợp với công dụng. Bên cạnh đó, các dòng kim phun xăm cũng có kích thước đa dạng phù hợp với kỹ thuật, phương pháp cũng như tình trạng môi của từng người.
Các loại kim xăm và công dụng chi tiết
Hiện nay trên thị trường có đa dạng các loại kim xăm và công dụng thích hợp cho nhiều trường hợp, mục đích sử dụng khác nhau. Cụ thể:
Kim Round Liner (RL)
Loại kim này thường dùng để đi nét tạo khung sắc nét. Mang đến hiệu quả làm đẹp an toàn, không có tính sát thương cao và phù hợp cho nhiều kỹ thuật phun xăm.
Kim Round Shader (RS)
Đặc điểm của loại kim này là phần đầu tròn nhưng không chụm lại như kim RL. Nhờ đầu kim siêu nhỏ nên khả năng tác động vào da sâu, mang đến hiệu quả tô hoặc đi nét tô hiệu quả, sắc nét. Hiện nay, kim phun xăm RS có 3RS, 5RS, 7RS, 9RS, 11RS, 18RS.
Kim Magnum Shader (M1)
Loại kim phun xăm này có cấu tạo 2 lớp và xếp chồng lên nhau. Cũng vì vậy mà tính sát thương thấp, tác động không quá sâu và phù hợp cho việc đánh bóng trên bề mặt da.
Kim Double Stack Magnum Shaders (M2)
Đây là loại kim có 2 lớp và kim nằm sát nhau, thường dùng trong việc đánh bóng sau quá trình phun xăm, tạo độ tự nhiên cho lông mày hoặc môi. Trong quá trình sử dụng kim không gây sát thương như M1.
Kim Curved Magnum Shaders (RM)
Đối với loại kim này mang cấu tạo 2 lớp kim ngang dày, nhưng đầu kim dạt sang 2 bên. Chính vì vậy thường dùng trong việc lên màu phun xăm, đánh bóng. Một số dòng kim được dùng như: 5RM, 7RM, 9RM, 11RM, 13RM, 15RM.
Kim Flat Shader (F)
Đây là loại kim thường được dùng trong việc đánh bóng, đi viền và có cấu tạo gồm 1 kim ngang. Mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng đầu kim nhọn và có tính sát thương khá cao cần chú trọng cẩn thận khi dùng.
Phân loại dựa trên kích thước và công dụng
Hiện nay các loại kim xăm và công dụng khá đa dạng kích thước. Nhưng không phải ai cũng biết cách phân loại thích hợp. Cụ thể:
Có nhiều kích thước và công dụng kim xăm khác nhau
Những loại kim xăm | Kích thước | Công dụng và hiệu quả |
1RL, 3RL | có 1 – 3 tròn | Đây là loại kim khá đa năng khi có thể dùng đi nét và đi bóng trong phun xăm thẩm mỹ. |
4RL, 5RL | có 4 – 5 đầu tròn | Được sử dụng đi đường viền phun xăm hoặc đổ bóng tùy theo vị trí làm đẹp. |
7RL | có 7 tròn | Đầu kim tròn có tính sát thương thấp nên kim thường dùng trong đánh bóng và lên màu vùng phun xăm. |
8RL, 9RL | có 8-9 tròn | Thường được dùng trong phun xăm môi để tạo độ bóng, lên màu tự nhiên và nâng cao độ dày của môi. |
11RL, 14RL | có 11-14 tròn | Nhờ số lượng kim lớn và ở dạng đầu tròn, 11RL, 14RL thường được dùng lên màu, đổ bóng. |
3RS | có 1-3 tròn | Sử dụng đi nét chi tiết. |
5RS | có 4 – 5 tròn | Được dùng để tạo độ bóng cho vùng da nhỏ, hoặc lên độ bóng chi tiết, đi đường kẻ. |
7RS | có 7 tròn | Chuyên dùng trong việc đi đường nét chi tiết hoặc đổ bóng. |
8RS – 9RS | có 8 – 9 đầu tròn | Nhờ cấu tạo từ 8 – 9 đầu tròn, loại kim này có khả năng giúp đi bóng, tạo nét và lên màu. |
14RS | có 11 – 14 tròn | Với cấu tạo nhiều kim đầu tròn 14RS thường dùng để đi bóng, lên màu. |
5M1 | có 4 – 5 kim dẹt | Trong phun xăm thẩm mỹ kim 5M1 thường dùng để đổ bóng, lên màu tự nhiên cho vùng da làm đẹp. |
7M1 | có 6 – 7 kim dẹt | Tùy vào nhu cầu sử dụng 7M1 có thể dùng đi nét, tạo độ bóng và lên màu tự nhiên cho tổng quan vùng da phun xăm. |
9M1 | có 8 – 9 kim dẹt | Nhờ cấu tạo 8-9 kim dạng dẹp 9M1 được dùng phổ biến trong quá trình đi đường viền, tạo màu và cả đánh bóng. |
11M1 | có 11 kim dẹt | Với 11 đầu kim dẹp phối hợp và kỹ thuật của chuyên viên mang đến hiệu quả đổ bóng, tạo màu tự nhiên cho vùng phun xăm. |
13M1 | có 13 kim dẹt | Được sử dụng để đổ bóng và tạo màu đồng đều. |
5M2
7M2 9M2 |
có 4 – 5 kim dẹt | Sử dụng cho quá trình đổ bóng, tạo nét hoặc đi đường viền trong phun xăm thẩm mỹ. Loại kim cụ thể được lựa chọn tùy theo vị trí vùng da thẩm mỹ. |
11M2
13M2 |
có 6 – 7 kim dẹt | Dùng trong việc tạo màu và đổ bóng, giúp vùng da phun xăm tự nhiên, mềm mại hơn. |
13RM | có 13 kim dẹt | Đây là loại kim đi màu nhanh cho vùng phun xăm. |
4F, 5F | có 3 – 5 kim dẹt | Tùy vào vị trí làm đẹp kim 4F và 5F thường được với vai trò đi nét, tạo khung. |
6F, 7F | có 7 kim dẹt | Được dùng cho quá trình lên màu và đổ bóng khi phun xăm, đặc biệt là phun xăm môi. |
9F | có 8 – 9 kim dẹt | Nhờ cấu tạo nhiều kim dẹp 9F thường được dùng trong việc tạo màu và đi bóng trong phun xăm thẩm mỹ. |
Cách phân biệt kim xăm 1 – 3 – 5 – 7
Ngoài việc nắm rõ các loại kim xăm và công dụng hiệu quả, bạn cần biết phân biệt kim xăm 1-3-5-7. Thông thường các loại kim này được dùng trong đi nét, đi bóng hoặc tô vùng phun xăm.
Loại kim đi nét
Đối với kim dùng đi nét thường có 1RL, 3RL, 5RL, 7RL, 9RL, 11RL, 13R, 15RL, thông thường kích thước của các loại kim này sẽ từ 0.25mm, 0.3mm, 0.35mm, 0.4mm. Chính vì vậy thường dùng để đi đường viền ngoài hay những nét mảnh, nhỏ. Đặc biệt kim 3LR còn dùng để đánh bóng vùng da phun xăm.
Loại kim xăm đánh bóng
Loại kim xăm 3F và 5F thích hợp trong đánh bóng môi, hiệu quả không tác động quá sâu vào biểu bì da, hạn chế tổn thương không mong muốn và rút ngắn thời gian làm đẹp. Bên cạnh đó, các đầu kim siêu mảnh cũng giúp hiệu quả bám mực lâu và lên màu tự nhiên hơn.
Kim tô
Kim tô 7F gồm 7 kim đầu siêu nhỏ được xếp bằng mang đến hiệu quả tạo đường khung viền sắc nét cho môi, lông mày. Bên cạnh đó hiệu quả làm đẹp an toàn, không xâm lấn và giúp mực phủ đều vùng da phun xăm.
Giá của kim xăm hiện nay là bao nhiêu?
Hiện nay, giá của kim xăm sẽ dao động từ 15.000đ – 50.000đ tùy loại và kích thước. Đặc biệt, khi dịch vụ phun xăm chân mày đang ngày càng phổ biến và mỗi lần thực hiện dịch vụ đều cần thay mới kim xăm toàn bộ.
Tuy nhiên, trên thị trường cũng rất đa dạng các chất lượng và giá thành kim phun xăm khác nhau, bạn nên cân nhắc kỹ để không nên chọn sản phẩm quá rẻ sẽ dễ ảnh hưởng sức khỏe, cũng như hạn chế nhiễm trùng. Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu nơi mua chất lượng để không bị “hét giá”.
Những điều cần chú ý khi chọn kim xăm
Sau khi đã nắm được các loại kim xăm và dụng cụ được sử dụng thường xuyên trong quá trình làm đẹp, để đạt hiệu quả thẩm mỹ tốt, phù hợp với kỹ thuật cũng như tiết kiệm chi phí cần lưu ý một số điều sau:
- Nên ưu tiên lựa chọn các dòng máy phun xăm có đầu kim siêu nhỏ, mỏng, nhẹ và bén nhằm giảm thiểu tác động vào biểu bì môi.
- Trong trường hợp thực hiện phun xăm môi cho môi có độ dày và khô cao, nên ưu tiên dùng đầu kim mảnh có kích thước khoảng 0.18mm.
- Đối với những đôi môi mỏng bạn nên chọn đầu kim tác động từ 0.3 – 0.35mm, điều này sẽ hạn chế tổn thương trên da và giảm tình trạng nước mô chảy.
- Chọn kim phun xăm có kích thước 0.25mm phù hợp với những đôi môi trong tình trạng bình thường.
Ngoài những lưu ý trên để có thể xác định lựa chọn kim phun xăm phù hợp với tình trạng môi, cũng như kỹ thuật bạn nên chọn khóa học chuyên về phun xăm làm đẹp để có thêm kiến thức và kinh nghiệm.
Với bài viết trên về các loại kim xăm và dụng cụ được sử dụng phổ biến hiện nay. Phun xăm chuyên nghiệp mong rằng bạn đọc sẽ có được thông tin hữu ích và hiểu hơn về thông tin của lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp.
Bình luận website